ỨNG DỤNG MẬT RỈ ĐƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Hình thái mật rỉ đường

Mật rỉ đường hay còn được gọi là mật rỉ, rỉ mật, rỉ đường. Đây là phụ phẩm có dạng chất lỏng đặc sánh, màu nâu đen, phần còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô đặc và kết tinh. Nguyên liệu sản xuất mật rỉ có thể từ hai loại nông sản là mía đường và củ cải đường. Tuy nhiên, dựa trên điều kiện khí hậu và đặc điểm canh tác thì rỉ đường tại nước ta được làm ra từ mía. Khoảng 100 tấn mía, sẽ sản xuất ra khoảng 3-4 tấn mật rỉ, chiếm khoảng 1/3 sản lượng đường sản xuất.

Thành phần tiêu chuẩn của rỉ mật thường được chia thành 3 phần: đường, chất hữu cơ không đường và chất khoáng.

  • Đường

Các loại glucid hoà tan (đường đôi, đường đơn) và sucrose là thành phần dinh dưỡng chính trong mật rỉ đường. Tỉ lệ đường khử trong mật rỉ được thể hiện tương đối cao. 

Gồm fructose chiếm 5-12 %, sucrose chiến 30-40 %, glucose chiếm 4-9% và các chất khác. Trong quá trình kết tinh các đường khử tăng lên làm giảm khả năng hòa tan của sucrose, do đó lượng đường trong mật tương đối cao. Tồng lượng đường trong rỉ mật củ cải đường thường thấp hơn mía, nhưng lại chứa hầu như toàn bộ là sucrose.

  • Chất hữu cơ không đường

Các chất hữu cơ không phải là đường của mật rỉ quyết định nhiều tính chất vật lý của nó, đặc biệt là độ nhớt dính. Bao gồm các loại glucid như: tinh bột, các hợp chất chứa nitơ và các axit hữu cơ. 

Khi so sánh giữa mật rỉ từ mía và từ củ cải đường, ta sẽ thấy hàm lượng các chất hữu cơ không đường trong củ cải có phần cao hơn. Đặc biệt, trong mật rỉ không tồn tại chất xơ và lipit.

  • Chất khoáng

Rỉ mật là một nguồn giàu các chất khoáng. So với các nguồn thức ăn năng lượng khác như hạt ngũ cốc thì hàm lượng Ca trong rỉ mật mía cao (tới 1%), trong khi đó thì hàm lượng P lại thấp. Mật rỉ khá giàu Na, K. Mg và S. Đồng thời cũng chứa một lượng đáng kể các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, Fe, Mn.

  • Tác dụng và cách sử dụng mật rỉ đường trong nuôi trồng thủy sản 

Hình ảnh  sử dụng mật rỉ đường cho ao nuôi

  • Ổn định và cân bằng pH trong ao nuôi
  • Trong quá trình nuôi lượng thức ăn thừa, vật chất hữu cơ, chất thải tích tụ đáy ao làm cho môi trường trở nên phú dưỡng gặp điều kiện thuận lợi làm tảo trong ao phát triển dày đặc khiến tảo tiêu thụ một lượng carbon nên giảm tính axit của nước khiến độ pH biến động tăng cao.
  • Bà con có thể sử dụng mật rỉ đường 2 – 3kg/1000m3sẽ giúp kích thích sự phát triển vi sinh vật dị dưỡng giúp phân hủy chất hữu cơ, thức ăn thừa và các vi sinh vật dị dưỡng sẽ cạnh tranh hiệu quả nguồn carbon với tảo, làm giảm pH trong ao.
  • Định kỳ trong quá trình nuôi 3 – 5 ngày/lần, sử dụng ủ 200-300gram men vi sinh xử lí đáy BP TOP + 2kg rỉ mật 

+ 20 lít nước sạch, ủ từ 12h đến 24h có sử dụng tạt đều xuống ao. Giúp kiểm soát chất thải, ổn định độ pH trong ao vừa hiệu quả và an toàn với tôm cá. 

Công Ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Biopro Khánh Hòa rất vinh hạnh và sẵn sàng đồng hành cùng bà con, liên hệ ngay cho chúng tôi 0911.121.781 để biết thêm chi tiết sản phẩm và kỹ thuật nuôi tôm.

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo