Phương pháp giảm khí độc NH3, NO2 và mùi hôi trong ao nuôi tôm

Phần lớn hoạt động quản lý nuôi thủy sản trong nuôi tôm, chúng ta có rất nhiều việc để quản lý nào là cho ăn, canh nhá, thay nước,… Thì điển hình nhất trong tất cả vấn đề cũng như nan giải nhất trong tất cả các vấn đề nan giải, gây khó khăn cho người nuôi tôm đó chính là: Hàm lượng khí độc phát sinh liên tục và vượt quá mức quy định gây ra hàng loạt các vấn đề khác liên quan kéo theo. 

Trong các hoạt động nuôi tôm, một trong những chất thải chính đáng quan tâm là nitơ, xuất hiện dưới dạng amoniac, nitrit và nitrat. Amoniac được bài tiết bởi động vật và cũng phát sinh từ quá trình phân hủy chất rắn hữu cơ như thức ăn thừa. 

Nguồn gốc phát sinh khí độc từ đâu?

Khí độc NH3 và NO2 trong ao nuôi tôm được sản sinh từ quá trình NITRAT HÓA, mà cụ thể nguyên nhân chính xúc tác cho quá trình này xảy ra đó là:

  • Thức ăn của tôm: Trong quá trình cho tôm ăn, một lượng lớn thức ăn sẽ bị dư thừa và lắng đọng xuống đáy ao, chưa kể việc ao có thiết kế nhiều ống xương nhô cao hơn bề mặt bạt làm chặn thức ăn thừa gom ra rún.
  • Phân tôm: Thường thì tôm chỉ hấp thụ hết khoảng 30% thức ăn còn lại sẽ được bài tiết vào nước. Đây là nguyên nhân hàng đầu sản sinh ra khí độc trong ao. Bên cạnh đó, còn phải kể đến việc thiết kế dàn quạt trong ao như thế nào là tốt nhất và phát huy tác dụng gom phân thừa nhanh nhất.
  • Tảo phân hủy, xác tảo tàn, vỏ tôm lột,.. cũng là một trong những nguyên nhân sinh ra chất đạm, khuẩn xâm nhập,..
  • Nguồn nước từ sôngcấp vào ao nuôi bị ô nhiễm có chứa xác thực vật, xác động vật phân hủy, phân bón dư thừa từ các ruộng hoa màu như U-rê, NPK…

    H2S (hydrogen sulfide) là khí cực độc có mùi trứng thối đặc trưng. Trong trại tôm, bùn và các chất thải tích tụ đáy ao là nơi sinh ra H2S, chỉ với hàm lượng rất nhỏ có thể gây độc thậm chí chết tôm. 

Bên cạnh đó, với tình hình nắng nóng kéo dài, nhiệt độ ngoài trời và pH trong ao nuôi tăng cao tạo điều kiện cho tảo xanh phát triển cũng như khuẩn gây hại tấn công. Chính vì thế, trong thời gian này bà con cần chú ý trong việc quản lý môi trường, chế độ cho tôm ăn vừa phải – tránh dư thừa, thường xuyên siphon,.. Ngoài ra, việc cấy vi sinh thường xuyên cũng là một trong những phương pháp tối ưu và hiểu quả nhất trong việc giảm tảo xanh, giảm khí độc NH3 và NO2

Các nhà sản xuất có thể kiểm soát lượng amoniac tăng đột biến bằng cách thay đổi các thông số hóa học của nước nuôi (nguồn: https://thefishsite.com) 

Tác hại từ khí độc ảnh hưởng đến tôm như thế nào?

  • Hàm lượng khí NH3và NO2 cao là một trong những nguyên nhân khiến cho tôm chậm lớn và đặc biệt có thể gây chết tôm hàng loạt. Đây cũng là yếu tố khiến cho tôm tấp mé, nổi đầu, tỷ lệ tăng trưởng giảm.
  • Nếu NH3và NO2 cao cũng làm cho chức năng miễn dịch, sức đề kháng của tôm bị giảm dễ nhiễm các bệnh như hội chứng gan tụy cấp, EMS…..
  • Khí độc NH3và NO2 còn làm tảo trong ao nuôi phát triển, đột biến đặc biệt là các loại tảo có hại sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy trầm trọng vào ban đêm.
  • Khí độc H2S ngăn không cho tôm lấy oxy, gây stress và giảm sức đề kháng. Nó cũng có thể gây phá hủy mô, tổn thương các cơ quan mềm như mang, ruột, thành dạ dày và gan tụy.
  • Nếu tiếp xúc H2S trong thời gian ngắn, tôm yếu dần, bơi chậm chạp, dễ tổn thương và nhiễm bệnh.

Trường hợp tiếp xúc với lượng lớn H2S, tôm sẽ chết nhanh hàng loạt. 

Tác động của độc tính nitrat làm tổn thương các lớp biểu bì trên mai và các đoạn trước đuôi, tôm  bị thiếu râu và phần phụ phía trước bị ngắn lại một cách bất thường (nguồn: https://www.globalseafood.org/) 

Giải pháp xử lý khí độc khi dùng Men vi sinh tổng hợp xử lý nước siêu đậm đặc

  • Thành phần:
  • Bacillus subtilics
  • Bacillus lichenifomis
  • Bacillus amyloliquefaciens
  • Bacillus pumilus

Tổng cộng Bacillus spp.: > 1 x 109 CFU/gam

  • Công dụng:
  • Xử lý khí độc, cải thiện oxi đáy ao, làm nước trở nên sạch sẽ, ổn định màu nước.
  • Phân hủy chất hữu cơ dư thừa, phân tôm, xác tảo, làm sạch nhầy nhớt đáy ao.
  • Cải thiện chất lượng nước, ngăn cản sự hình thành của các khí độc: NH3, H2S, NO2
  • Giảm mùi hôi
  • Liều dùng và cách sử dụng:
  • Dùng 150 – 200 gam/2000 – 3000 m3 nước trong ao. Trộn với 5kg/ mật đường hoặc đường trắng hòa tan vào 50 lít nước, sục khí 8 – 10h/2000 m3. Sau đó tạt đều trong ao lúc 9h – 10h đêm.
  • Tháng đầu tiên: trước khi thả tôm sử dụng liều gấp đôi sau đó định kỳ sử dụng 5 ngày/ lần.
  • Tháng thứ 2 trở đi: sử dụng 3 ngày/lần.
  • Khi sử dụng vi sinh nguyên liệu là Bacillus do quá trình phân hủy hữu cơ diễn ra rất mạnh mẽ và sản phẩm chỉ chứa các chủng Bacillus sp nên sản phẩm của quá trình này là Nito tổng số (TAN) do đó cần phải đo lượng TAN nhất là NH3 định kỳ để xác định kỳ để xác định liều lượng bổ sung cacbon hợp lý (có thể dùng rỉ đường hạn chế TAN trong trường hợp này và nên giữ pH khoảng 7,3 – 7,8. Ngoài ra nên kết hợp Yucca định kỳ để nhanh chóng loại bỏ NH3 trong nước)
  • Hòa tan với nước, khuấy đều tạt xuống ao.
  • Bảo quản: Nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Đóng kín miệng bao khi không sử dụng.
  • Đóng gói: 25kg/ thùng.

Tài liệu tham khảo:

https://thefishsite.com/articles/how-to-handle-ammonia-spikes-when-farming-shrimp-water-quality

Công Ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Biopro Khánh Hòa

Website: https://bioprokhanhhoa.com.vn/

Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ: 0911.525.781

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo