NUÔI TẢO KHUÊ GÂY MÀU NƯỚC CHO AO TÔM

Trong nuôi tôm thì ngoài tôm nuôi, chúng ta cũng cần chú ý đến các sinh vật khác, và tảo là một trong những sinh vật đó. Tảo trong nước cung cấp oxy và là thức ăn cho tôm nhỏ. Tuy nhiên cũng có tảo có lợi và có tảo gây hại (tảo độc). Tảo Khuê (Tảo Silic) là tảo có lợi trong ao nuôi tôm. Việc gây tạo màu nước trong ao nuôi tôm có vai trò quan trọng trong quá trình nuôi tôm, bởi màu nước quyết định tỷ lệ sống của tôm trong tháng nuôi tôm đầu tiên cũng như tốc độ tăng trưởng và phát triển đồng đều của tôm.

Tảo Khuê rất phổ biến trong các ao nuôi tôm, chúng có cấu tạo đơn bào tồn tại dưới dạng sợi mảnh, hình quạt, zíc-zắc hay hình sao. Tảo Khuê hay tảo Silic là loại tảo có lợi, khi chiếm ưu thế trong ao nuôi chúng sẽ làm cho nước có màu vàng nâu hay vàng đục (màu nước trà).

Nhóm tảo Khuê thường xuất hiện trong ao nuôi tôm gồm: Navicula sp., Cheatoceros sp., Skeletonema sp., Nitzschia sp. Loại tảo này phát triển khi ao nuôi có dinh dưỡng thấp, tỷ lệ đạm/ lân > 15/1, thường xuất hiện ở giai đoạn đầu vụ nuôi.

Tảo Khuê có màu vàng nhạt làm cho nước ao không quá trong, tôm dễ bắt mồi, đồng thời giảm lượng ánh sáng chiếu xuống tầng đáy ao, tảo độc khó phát triển. 

Hình ảnh về các loại tảo trong ao 

     Lợi ích của việc gây tạo màu nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên đối với tôm nuôi

  • Làm tăng lượng oxy hòa tan trong nước, ổn định nhiệt độ nước ao nuôi
  • Màu nước sẽ tạo điều kiện cho phiêu sinh vật phát triển và có khả năng che bớt ánh sáng ở tầng đáy làm cho tảo đáy ao không phát triển mạnh ảnh hưởng có hại đến ao nuôi tôm.
  • Nếu màu nước trong ao tốt trong giai đoạn đầu khi thả, thức ăn tự nhiên trong ao xuất hiện nhiều thì rất có lợi cho tôm, tôm tăng trưởng phát triển tốt, đồng thời tiết kiệm một phần chi phí thức ăn trong giai đoạn đầu
  • Ngoài ra sự phát triển của sinh vật phù du còn làm giảm các chất độc hại, giúp tôm giảm sốc.
  • Thức ăn tự nhiện tạo điều kiện nuôi dưỡng tốt hơn vì dễ tiêu hóa đối với tôm trong giai đoạn quan trọng của vòng đời

Hình ảnh ao người nuôi màu xanh nhạt, nước đẹp, tôm tốt 

Cách gây và giữ màu nước tảo Khuê (gây tảo silic) trong suốt vụ.

Giai đoạn thích hợp để gây màu nước tảo Khuê đó là chuẩn bị thả giống.

  • Diệt khuẩn sát trùng nguồn nước, 3-5 ngày sau tiến hành tạt men vi sinh xử lý đáy BZT Biopro để tạo màu nước tảo Khuê với liều lượng 200g cho 1000m3 nước.
  • Sử dụng khoáng tạt K+ 5kg cho 1000m3để kích thích tảo Khuê và tảo có lợi trong ao phát triển ổn định, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú giúp giảm hệ số tiêu tốn thức ăn. Sau 2-3 ngày khi nước ao nuôi tôm có màu trà, màu xanh nhạt, bà con có thể tiến hành thả giống.
  • Men vi sinh xử lý đáy BZT Biopro
  • Trong giai đoạn nuôi từ tháng thứ 2 trở đi, ao nuôi sẽ có rất nhiều chất dinh dưỡng do lượng thức ăn và chất thải của tôm gây ra. Lúc này tảo độc sẽ có điều kiện phát triển mạnh, chiếm ưu thế trong ao. Để màu nước là màu của tảo Khuê đòi hỏi bà con cần quản lý tốt lượng thức ăn và thường xuyên xử lý các chất hữu cơ tích tụ đáy ao. Bà con nên bổ sung men vi sinh xử lý đáy BZT Biopro định kỳ 5-7 ngày 1 lần, tạt vào lúc trời mát để hiệu quả vi sinh tốt nhất.

Khoáng tạt K+

Một số vấn đề dẫn đến gây tảo màu nước thất bại

  • Tảo trong ao quá ít, hoặc ao lót bạt, dưỡng chất tự nhiên không đủ cho tảo phát triển.
  • Việc lạm dụng kháng sinh hoặc các loại kháng sinh có tác dụng phụ lớn khiến hệ vi khuẩn-tảo trong ao bị tiêu diệt, dư chất trong nước khiến kiềm hãm sự phát triển của tảo.
  • Môi trường thay đổi thất thường, đặc biệt là các cơn mưa khiến độ mặn giảm, không đủ ánh sáng khiến tảo không phát triển tốt.
  • Trong nước có quá nhiều tảo tạp ức chế sinh sôi phát triển của tảo đơn bào.

Hy vọng những chia sẻ về cách gây màu nước trên sẽ giúp ích cho mọi người. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo.

Kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo