NGUYÊN NHÂN BỆNH ĐEN MANG TRÊN TÔM & GIẢI PHÁP

Ao nuôi bẩn sẽ làm cho các cặn bẩn bám vào mang tôm, làm mang tôm bị đen. Mặc dù, bệnh đen mang không nguy hiểm như bệnh đốm trắng, đốm đen nhưng nó làm mất đi khả năng trao đổi oxy, bài tiết độc tố khiến tôm suy yếu, chậm lớn, nguy hiểm hơn là gây chết hàng loạt chỉ trong vài ngày. 

Bệnh đen mang trên tôm 

  • Một số triệu chứng trên tôm

– Mang và mô nối giữa mang với cơ thể tôm có màu nâu hoặc đen.

– Tôm nổi đầu do thiếu oxy, lười bơi trên mặt nước và bị trôi dạt vào bờ.

–  Ăn ít lại, chậm lớn, chết sau khi bổ sung các thành phần khác.

– Khi bệnh nặng, mang tôm sẽ bị vi khuẩn, nấm hoặc động vật nguyên sinh ký sinh phá hủy.

– Mang đen sẽ làm tăng số lần lột xác để tôm loại bỏ các mang bị hư. Bệnh đen mang khiến tôm suy yếu nhanh chóng, chậm lớn và khả năng chống chịu kém (Frede et al., 2015).

– Khi tôm trong ao bị bệnh thì đáy ao cũng yếm khí, nhiều bùn đen, tảo dày, khí độc cao. 

  • Với mỗi nguyên nhân khác nhau, sẽ có cách để xử lý tình trạng tôm bị đen mang khác nhau do đó khi có hiện tượng bệnh lý phát triển, người nuôi cần tìm hiểu kỹ lưỡng nguồn gây ra bệnh.   
  • Giải pháp xử lý

– Ao nuôi ô nhiễm gây đen mang: do thức ăn quá nhiều, tảo chết, trong ao có nhiều chất hữu cơ ô nhiễm, dưới đáy ao có nhiều mùn bã hữu cơ, nitrit, nitrat và khí độc ta xử lý như sau: 

  • Tiến hành xi phông đáy ao và sử dụng yucca, zeolite để dễ dàng hấp thụ khí độc.
  • Kết hợp sử dụng men vi sinh BP POND BP CLEAR A+ với liều lượng cao để phân huỷ chất hữu cơ ô nhiễm và khí độc tích tụ.
  • Bổ sung thêm khoáng BP MINE 7+ vào thức ăn cho tôm nuôi. 

– Nếu do vi khuẩn và nấm đen mang thì cần: Dùng hóa chất diệt khuẩn nước ao nuôi như  BKC để diệt vi khuẩn, và sử dụng iodine liều cao để diệt vi khuẩn và nấm; sau 3 ngày kể từ khi nuôi thì mới bắt đầu đánh men vi sinh xử lí cho ao nuôi. 

BP Dine chứa hàm lượng IODINE cao 

  • Phòng bệnh:

– Tẩy dọn ao kỹ trước khi thả tôm. Nếu có thể nên thiết kế hố xi phông để gom bùn thải trong ao và định kỳ xi phong nền đáy.

– Lắng lọc kỹ nước trước khi cấp vào ao nuôi, dùng thuốc diệt cá để diệt vật chủ trung gian mang mần bệnh vào ao nuôi.

– Chọn mật độ nuôi phù hợp với tay nghề và kỹ thuật.

– Kiểm soát tảo trong ao, tránh tảo tàn đồng loạt (dùng đường, BKC).

– Tăng cường sục khí để tăng hàm lượng ôxy nhằm phân hủy mùn bã hữu cơ và chất độc. Định kỳ dùng yucca để hấp thụ khí độc cho ao nuôi tôm và tăng liều yucca khi thời gian nuôi càng dài.

– Tránh dư thừa thức ăn, định kì dùng men vi sinh để giảm phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ trong ao, giữ đáy ao sạch. 

– Bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn.

Bà con nuôi tôm cần chú ý các biện pháp quản lý ao nuôi, nếu cần hỗ trợ kỹ thuật hãy liên hệ ngay đến 0911.121.781 để được tư vấn từ công ty. 

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo