GIAI ĐOẠN SAN, CHUYỂN TÔM QUA AO MỚI VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN

Các vấn đề thường gặp sau khi san, chuyển tôm như: tôm hoạt động yếu, hay bơi lội kéo đàn dọc mé bờ, giảm hoặc bỏ ăn, chậm lột xác, lột xác dính vỏ, tôm trống ruột, gan yếu, gan mờ, tôm bị mềm vỏ, ốp thân, xuất hiện tôm chết trong sàng ăn, tôm rớt đáy số lượng tăng dần. Trước khi tiến hành chuyển tôm, cần chuẩn bị hồ nuôi mới, xử lý nguồn nước mới đảm bảo thông số môi trường phù hợp cho tôm, cấy vi sinh gây tảo khuê, hoàn thiện hệ thống quạt nước, oxy sủi. Đảm bảo đã sẵn sàng, đủ điều kiện để tôm ổn định, phát triển. 

Hình ảnh người dân san tôm

  • Yếu tố ảnh hưởng chất lượng tôm sau khi san, chuyển tôm

– Sức khoẻ tôm khi san

– Thời gian ương tôm

– Thời điểm san tôm

– Thao tác khi kéo lưới thu tôm 

  • Một số nguyên nhân dẫn đến sức khoẻ tôm giống kém trước khi san

– Môi trường đang ương tôm ô nhiễm: Ô nhiễm nguồn nước do thức ăn dư thừa, do khí độc như NH3, NO2, H2S hình thành, tăng vượt ngưỡng chịu đựng của tôm.

– Các thông số như pH, kim loại nặng, độ kiềm, độ cứng, khoáng chất, biến động liên tục.

– Tảo phát triển dày trong ao ương, đặc biệt là tảo độc như tảo mắt, tảo lam, tảo giáp, các loại rong sợi, rong mền, rong lưới.

– Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ tôm giống, lựa chọn thức ăn không phù hợp làm sức khoẻ tôm kém dần.

– Các yếu tố như màu sắc thức ăn, mùi vị, độ tan trong nước, ảnh hưởng đến sự thèm ăn, kích thích tôm ăn mồi nhiều hay ít, làm tôm khoẻ hay yếu.

– Dịch bệnh là một trong những nguyên nhân làm sức khoẻ tôm giống yếu, sức đề kháng suy giảm, khả năng chống chịu với môi trường rất thấp, tôm giống bỏ ăn, ngừng tăng trưởng, hao hụt tăng dần.

– Chất lượng tôm giống: Không nên kéo dài thời gian ương trong trại trước khi san giống vì nước dễ ô nhiễm, ương mật độ dày làm tôm chậm phát triển, hao hụt nhiều.

  • Thời điểm không nên san tôm

– Không san, chuyển tôm thời điểm khi trời nắng nóng, mưa dễ làm tôm bị sốc, giảm sức đề kháng, hao hụt.

– Không san, chuyển khi tôm lột xác vì kéo lưới, đặt lú trong quá trình san gây ra các vết thương cơ học, ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm.

– Lựa chọn thời điểm san, chuyển tôm phù hợp, giảm thiểu tối đa những rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ tôm.

  • Biện pháp hạn chế giảm thiểu rủi ro khi đã san, chuyển tôm.
  • Theo dõi tôm giống trong những ngày đầu, bổ sung liên tục vào môi trường mới gồm khoáng, Premix, vitamin C, Beta glucan, yucca, chống sốc.
  • Nên bổ sung Vitamin C với thuốc bổ, men tiêu hóa nhằm tăng sức đề kháng cho cá, tôm trước khi cho chúng dùng kháng sinh để điều trị bệnh. Ngoài ra, không nên sử dụng Vitamin C cùng với các loại kháng sinh điều trị bệnh như ampicilin, amoxycilin.
  • Tăng cường chạy quạt nước, chạy oxy sủi, đánh vi sinh ổn định nước, ổn định môi trường. Ngày đầu tiên, khi tôm mới qua môi trường mới, hạn chế cho tôm ăn. 

Tăng cường chạy quạt nước, chạy oxy cho ao 

  • Ngày thứ hai, có thể cho tôm ăn lượng 30 – 50 % so ban đầu, sau đó, nếu tôm ổn định, điều chỉnh lượng ăn tăng từ từ.
  • Khi tôm đã thích nghi môi trường mới, hoạt động bình thường, lượng ăn hàng ngày điều chỉnh theo nhu cầu thực tế của tôm trong ao.
  • Thường xuyên bổ sung các enzyme tổng hợp hỗ trợ tiêu hoá, vi sinh đường ruột BP Digest, Premix, Beta glucan, chất hỗ trợ gan BP Sorbi, tăng cường đề kháng 

 

BP SORBI- hỗ trợ gan khỏe đẹp 

 

Quản lý tôm sau khi san, chuyển là kỹ thuật quan trọng, góp phần giảm thiểu những rủi ro thường gặp sau khi san tôm, ổn định sức khoẻ tôm theo biện pháp chủ động, hỗ trợ tích cực tôm giống, tôm lứa, tiếp tục phát triển tốt trong môi trường mới.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bà con. Hẹn gặp lại mọi người ở những bài chia sẻ tiếp theo.

Kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo