Mùa đông là thời điểm khắc nghiệt đối với vật nuôi. Nhiệt độ giảm đột ngột, thời tiết ẩm ướt cùng với sự thay đổi về nguồn thức ăn khiến sức khỏe vật nuôi suy giảm, tỷ lệ mắc bệnh tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chăn nuôi.
- Sức khỏe: Bệnh hô hấp, tiêu hóa thường xảy ra do sự thay đổi khí hậu.
- Cân nặng: Vật nuôi giảm cân nhanh chóng do nhu cầu năng lượng tăng cao để giữ ấm cơ thể.
- Sinh sản: Khả năng sinh sản giảm, tỷ lệ chết non tăng.
Chăm sóc sức khỏe vật nuôi
Để chủ động tăng cường phòng chống dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong mùa đông, đồng thời bảo đảm phát triển chăn nuôi, bà con cần chủ động phòng, chống đói, rét bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi.
1. Chuẩn bị chuồng trại và vệ sinh môi trường
Giữ ấm chuồng trại
- Bịt kín các khe hở, lỗ thông gió không cần thiết để ngăn gió lùa.
- Sử dụng vật liệu cách nhiệt như bạt che, tấm nilon, hoặc mút cách nhiệt.
- Chú ý đến cửa ra vào, tránh để mở lâu gây thoát nhiệt.
- Sử dụng rơm, trấu, mùn cưa hoặc vật liệu lót sàn dày để giữ ấm sàn chuồng.
- Thường xuyên thay lớp lót để tránh ẩm ướt và nấm mốc.
Đảm bảo thông thoáng và khô ráo
- Duy trì luồng không khí sạch trong chuồng, nhưng cần tránh gió lùa trực tiếp vào vật nuôi.
- Sử dụng quạt hút khí hoặc các cửa thông gió đặt ở vị trí cao.
- Độ ẩm lý tưởng thường từ 60-70% để ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
- Sử dụng vôi bột hoặc các chất hút ẩm tự nhiên để giữ khô chuồng trại.
Hạn chế yếu tố bên ngoài xâm nhập
- Chuột, chim hoang dã có thể mang mầm bệnh hoặc làm tăng độ ẩm trong chuồng trại.Loại bỏ rác thải, nước tù đọng để tránh phát sinh muỗi, vi khuẩn gây bệnh
- Loại bỏ rác thải, nước tù đọng để tránh phát sinh muỗi, vi khuẩn gây bệnh.
1. Dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ sức khỏe và tăng cường khả năng chống chịu của vật nuôi trước điều kiện thời tiết lạnh.
Tăng khẩu phần ăn, trong mùa đông vật nuôi tiêu hao rất nhiều năng lượng nhằm duy trì thân nhiệt.
2. Bổ sung men vi sinh vào thức ăn
Trộn trực tiếp vào thức ăn tinh, cám hoặc hỗn hợp
Phun hoặc trộn đều với thức ăn hoặc nước uống
Sử dụng men vi sinh để ủ thức ăn chua như cỏ, bã mía, hoặc thức ăn tinh.
Ứng dụng men vi sinh vào thức ăn chăn nuôi không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đảm bảo sức khỏe vật nuôi và an toàn thực phẩm cụ thể:
– Gia cầm (gà, vịt): Giảm tiêu chảy, tăng trọng, giảm tỷ lệ chết non.
- Gia súc (bò, lợn): Tăng hiệu quả tiêu hóa, cải thiện chất lượng sữa và thịt.
3. Bổ sung vitamin và khoáng đa vi lượng cho vật nuôi.
Vitamin và khoáng chất tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh trong mùa đông.
Thiếu hụt dinh dưỡng này dễ làm vật nuôi suy yếu, chậm lớn.
4. Phân phối bữa ăn hợp lý
Chia nhỏ các bữa ăn giúp vật nuôi duy trì mức năng lượng ổn định suốt cả ngày, đặc biệt vào ban đêm khi nhiệt độ giảm sâu.
Phân phối lượng thức ăn hợp lý
1. Dự trữ và kiểm soát chất lượng thức ăn
Mùa đông thường khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thức ăn tươi, do đó cần dự trữ thức ăn khô hoặc chế biến sẵn.
Thức ăn chất lượng kém dễ gây bệnh, nhất là trong điều kiện lạnh ẩm.
2. Quản lý vận động và tiếp xúc
Hạn chế tiếp xúc với gió lạnh: Đặc biệt quan trọng với động vật non hoặc yếu.
Tạo không gian vận động an toàn: Đảm bảo vật nuôi không bị lười vận động, tránh căng thẳng.
3. Chủ động phòng bệnh cho vật nuôi
Cần áp dụng quy trình chăn nuôi phù hợp tùy thuộc vào quy mô; tiêm phòng một số loại vắc xin cần thiết cho vật nuôi như: đối với gia cầm (cúm gia cầm, niu cát xơn…); lợn (lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả lợn); dê, cừu (lở mồm long móng, nhiệt thán); trâu, bò (lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng). Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại; hàng ngày theo dõi tình trạng đàn vật nuôi để phát hiện, xử lý kịp thời những vật nuôi có dấu hiệu bất thường do đói rét, dịch bệnh.
Theo dự báo, mùa đông năm nay có thể nhiệt độ sẽ thấp hơn nhiều năm, có khả năng xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài. Vì vậy, bà con cần chủ động bảo vệ đàn gia súc, gia cầm một cách nghiêm ngặt, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống đói rét. Đồng thời, kiểm tra vệ sinh thú y, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa đông. Hy vọng bài viết này cung cấp thông tin bổ ích giúp bà con thêm kinh nghiệm chăn nuôi trong mùa đông này.