Men Vi Sinh Tiêu Hóa Giúp Tăng Năng Suất Nuôi Thỏ

Đối với chăn nuôi thỏ ở nước ta nên dùng nhiều loại thức ăn xanh tươi và củ, quả vì nguồn thức ăn đó có sẵn quanh năm. Điều kiện sản xuất dễ dàng, giá thành hạ, tính chất phù hợp với bộ máy tiêu hoá của thỏ, dạ dày và manh tràng thỏ có khối lượng lớn, khối tượng dạ dày từ 23 – 24g, manh tràng 37 – 38g. Thể tích manh tràng chiếm 49% so với đạ dày cộng ruột non cộng ruột già, thức ăn thô xanh được tiêu hoá nhiều ở manh tràng. Toàn bộ ruột thỏ lúc trưởng thành có chiều dài 504cm, ở manh tràng các thứ rau, cỏ, rơm được tiêu hoa nhờ các loại vị sinh vật để biến chất xơ thành các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của thỏ.

Nhưng cần phải bổ sung thêm thức ăn tinh, đạm vào khẩu phần thì thỏ mới lớn nhanh và có chất lượng thịt tốt, đồng thời mức tiêu tốn thức ăn cho 1kg thể trọng giảm xuống. Thức ăn thường dùng nuôi thỏ có thể chia thành 3 nhóm chính như sau: Thức ăn thỏ xanh hoặc thô khô Loại thức ăn này có tác dụng độn gây cảm giác no, nó cung cấp mội phần protein, gluxit, mội số chất khoáng, nếu còn xanh tươi thì cung cấp nhiều vitamin và nước, v.v… Các loại cỏ, lá cây, các loại rau nói chung thỏ đều thích ăn, chỉ trừ loại cứng quá, nhiều lông ráp thỏ mới ít ăn hoặc không ăn.

Các loại lá độc không được lấy cho thỏ ăn. Ví dụ như lá cây anh đào, lá lim, lá ngón, lá đào, lá Xoan….Trong chăn nuôi gia đình thủ công, quy mô nhỏ có thể tận dụng các loại cỏ, lá tự nhiên để nuôi thỏ như: cỏ dầy, cỏ mần thầu, cỏ mật, cỏ lông, lá vừng dại, muồng, bồ công anh, vông, lá sắn dây, lá cúc tần, lá keo dậu, lá duối, lá mít, lá dâu, lá chè, lá sung….

Ở gia đình nếu chỉ nuôi từ 1- 3 con thỏ sinh sản thì có thể tận dụng được các loại cỏ, lá cây tìm kiếm được ở xung quanh nhà. Nhưng chăn nuôi thỏ ở gia đình với quy mô lớn và nuôi trang trại lớn thì phải có hướng trồng, tìm kiếm chỉ là bổ sung thêm. Có thể trồng thêm cỏ voi, cỏ pangola, các loại cây họ đậu, các loại rau lang, rau muống, lá bắp cải, su hào, cây lạc, lá cà rốt. Có thể phơi khô cỏ, rơm và một số rau, lá để dành ăn vào những ngày mưa, mùa đông thiếu rau, cỏ tươi.

Trong sản xuất quy mô lớn có thể trồng thâm canh để thu hoạch nhiều đem sấy khô, tán, nghiền nhỏ cho lẫn vào thức ăn hỗn hợp tinh, đóng thành viên dự trữ để thỏ ăn dần. Thỏ là loài ăn nhấm nên rất thích ăn cỏ khô, rơm có mùi thơm ngon. Rau cỏ tươi thì phải thật giòn, nếu rau héo thì thỏ ăn ít hoặc không ăn.

Thức ăn củ quả Củ quả nói chung là loại thức ăn cung cấp nhiều nước, có tác dụng giải khát, cung cấp một phần chất đường, ngoài ra nó cũng có tác dụng độn. Các loại củ lang, khoai tây, sắn. củ cà rốt, các loại quả su su, bí đỏ, dưa, su hào thỏ đều thích ăn.

Trong hoàn cảnh nước ta các loại củ (như củ sắn, khoai lang, khoai tây) phơi khô được coi như thức ăn tinh thường dùng để nuôi thỏ thâm canh, những loại thức ăn trên à có khả năng sản xuất nhiều vào vụ đông Xuân. Các loại củ nói trên nếu cho thỏ ăn nhiều dễ sình hơi, gây bệnh ỉa chảy. Vì vậy, khi cho thỏ ăn phải chú ý đến tỷ lệ cần thiết, không thể cho ăn tự do như ăn cỏ, lá cây. Thức ăn tinh và đạm Loại thức ăn này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như gluxiu lipit, protein. Đó là các loại thức ăn hạt thực vật như: thóc, ngô, đậu, lạc, cao tương, mỳ…Thức ăn động vật như: bột thịt, bột sữa, bột cá,,,,

Trong chăn nuôi thỏ hiện nay, kể cả chăn nuôi thỏ công nghiệp, chăn nuôi thủ công, chăn nuôi quy mô lớn hay quy mô nhỏ, ở gia đình, đều cần phải bổ sung thêm thức ăn tinh vào khẩu phần. Song song với việc bổ sung các thức ăn tinh, đạm cần trộn men tiêu hóa chuyên dùng cho gia súc gia cầm Biopro Khánh Hòa phòng bệnh tiêu chảy. Kích thích tiêu hóa cho gia súc, gia cầm, giúp tăng trọng nhanh và giảm tiêu tốn thức ăn, giảm mùi hôi của phân và nước tiểu… nó góp phần nâng cao tăng trọng và khả năng sinh sản của thỏ.

Chúc bà con nuôi thỏ thành công !

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo