Men vi sinh (probiotic) có vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ tiêu hóa của vật nuôi, không chỉ thông qua việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột mà còn ảnh hưởng đến hệ enzyme tiêu hóa nội sinh. Hệ enzyme tiêu hóa nội sinh là tập hợp các enzyme do cơ thể vật nuôi tiết ra, giúp phân giải thức ăn thành các dưỡng chất dễ hấp thu.
Hệ enzyme tiêu hóa nội sinh của vật nuôi
Duy trì đường ruột khỏe mạnh chắc chắn là chìa khóa để vật nuôi tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn một cách hiệu quả. Hệ vi sinh vật cân bằng (tức là hệ vi sinh vật khỏe mạnh) là thành phần không thể thiếu của đường ruột khỏe mạnh. Probiotics , các vi sinh vật sống, khi được đưa vào với lượng thích hợp, mang lại lợi ích sức khỏe tốt cho vật nuôi, là một loại phụ gia thức ăn có thể được sử dụng để bổ sung quần thể vi khuẩn đường ruột đồng thời phục hồi hệ thống miễn dịch của vật nuôi . Bên cạnh tác dụng chống độc tố và giảm tiêu chảy, việc bổ sung probiotic vào chế độ ăn có thể cải thiện sức khỏe đường ruột, khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng và có lợi cho việc sử dụng chất dinh dưỡng và hiệu suất tăng trưởng của vật nuôi.
- Tổng quan về hệ enzyme tiêu hóa nội sinh
Hệ enzyme tiêu hóa nội sinh bao gồm: Amylase, Protease (Pepsin, Trypsin, Chymotrypsin), Lipase, Cellulase.
- Tổng quan về hệ enzyme tiêu hóa nội sinh
Hệ enzyme tiêu hóa nội sinh bao gồm: Amylase, Protease (Pepsin, Trypsin, Chymotrypsin), Lipase, Cellulase.
Nhóm enzyme | Chức năng | Vị Trí tiết ra |
Enzyme phân giải carbohydrat | Phân giải tinh bột, đường phức tạp thành đường đơn | Nước bọt, tụy, ruột non |
Enzyme phân giải protein | Phân giải protein thành peptide và acid amin | Dạ dày, tụy, ruột non |
Enzyme phân giải lipid | Phân giải chất béo thành acid béo bà glycerol | Tụy, ruột non |
Enzyme phân giải cellulose | Phân giải chất xơ thành đường đơn (chỉ có ở động vật nhai lại nhờ vi sinh cộng sinh) | Vi sinh vật trong dạ cỏ |
Hệ enzyme tiêu hóa nội sinh có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:
- Chế độ ăn uống: Thành phần dinh dưỡng quyết định loại enzyme tiết ra. Ví dụ, khẩu phần nhiều tinh bột kích thích tiết amylase, trong khi nhiều protein tăng tiết protease.
- Môi trường pH: Pepsin chỉ hoạt động trong môi trường acid (dạ dày), còn trypsin cần pH trung tính (ruột non). Nếu pH bị thay đổi do stress hoặc bệnh, enzyme tiêu hóa sẽ hoạt động kém.
Ảnh hưởng của men vi sinh đến hệ enzyme tiêu hóa nội sinh
- Kích thích tiết enzyme tiêu hóa:
Men vi sinh, đặc biệt là các chủng Lactobacillus, Bacillus, Saccharomyces, có thể kích thích tuyến tụy và ruột tiết enzyme tiêu hóa nhờ:
- Cải thiện pH đường ruột, giúp môi trường tiêu hóa tối ưu hơn.
- Kích thích niêm mạc ruột, tăng cường sản xuất enzyme tiêu hóa.
- Cạnh tranh với vi khuẩn có hại, giảm các phản ứng viêm làm cản trở hoạt động tiêu hóa.
Ví dụ:
- Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis đã được chứng minh làm tăng tiết enzyme amylase và protease ở gà thịt, giúp tăng hiệu suất tiêu hóa thức ăn.
- Saccharomyces cerevisiae cải thiện hoạt động của enzyme cellulase ở động vật nhai lại, giúp phân giải chất xơ hiệu quả hơn.
Cải thiện đường ruột cho vật nuôi
- Tăng hiệu suất hoạt động của enzyme nội sinh
- Các vi khuẩn có lợi trong men vi sinh có thể sản sinh enzyme tiêu hóa bổ sung, hỗ trợ quá trình tiêu hóa (ví dụ: Bacillus spp. có thể tiết protease và lipase giúp phân giải protein và chất béo).
- Men vi sinh giúp duy trì cấu trúc ruột khỏe mạnh, giảm tổn thương niêm mạc ruột, nhờ đó enzyme nội sinh hoạt động hiệu quả hơn.
- Hạn chế sự ức chế enzyme tiêu hóa
- Trong điều kiện stress, bệnh tật hoặc chế độ ăn kém chất lượng, hoạt động của enzyme tiêu hóa có thể bị suy giảm. Men vi sinh giúp cải thiện tình trạng này bằng cách cân bằng hệ vi khuẩn ruột và giảm độc tố từ vi khuẩn gây hại (E.coli, Clostridium perfringens).
- Một số chủng probiotic có thể ức chế vi khuẩn tiết độc tố gây hại cho enzyme tiêu hóa, ví dụ như Lactobacillus plantarum giúp giảm tác động tiêu cực của vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
- Ứng dụng thực tế trong chăn nuôi
Gia cầm (gà, vịt, ngan, cút,…)
- Bổ sung men vi sinh (Bacillus spp., Lactobacillus spp.) giúp tăng hoạt động enzyme tiêu hóa, cải thiện khả năng hấp thu thức ăn, tăng trọng nhanh hơn.
- Men vi sinh giúp giảm bệnh đường ruột, hạn chế tiêu chảy do mất cân bằng vi sinh.
Lợn (heo)
Dùng men vi sinh trong khẩu phần giúp cải thiện khả năng tiêu hóa tinh bột và protein, giảm tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con cai sữa
- Bacillus subtilis có thể làm tăng tiết enzyme protease, giúp lợn hấp thu tốt hơn đạm từ thức ăn.
Bò, dê, cừu (động vật nhai lại)
- Men vi sinh giúp tăng hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ, cải thiện khả năng lên men thức ăn thô (cellulose, hemicellulose).
- Nấm men Saccharomyces cerevisiae giúp kích thích tiết enzyme cellulase, giúp tiêu hóa chất xơ tốt hơn.
Thủy sản (tôm, cá)
- Bacillus spp. và Lactobacillus spp. có thể tăng cường enzyme tiêu hóa trong ruột cá, giúp tăng hấp thu protein và lipid.
- Giúp cá, tôm tiêu hóa thức ăn công nghiệp tốt hơn, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR).
- Lợi ích của men vi sinh
Men vi sinh không chỉ cải thiện sức khỏe đường ruột mà còn ảnh hưởng tích cực đến hệ enzyme tiêu hóa nội sinh của vật nuôi. Việc bổ sung men vi sinh đúng cách giúp:
- Tăng cường tiết enzyme tiêu hóa tự nhiên.
- Cải thiện hiệu suất hoạt động của enzyme.
- Hạn chế tác động tiêu cực của vi khuẩn gây bệnh đến enzyme tiêu hóa.
- Tối ưu hóa khả năng hấp thu dưỡng chất, giảm chi phí thức ăn.
Hệ enzyme tiêu hóa nội sinh đóng vai trò cốt lõi trong việc tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất của vật nuôi. Việc hiểu rõ cơ chế hoạt động của các enzyme này giúp tối ưu hóa khẩu phần ăn, cải thiện hiệu suất tăng trưởng và giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi. Hi vọng qua bài viết bà con có thể hiểu rõ hơn về cơ chế này và cải thiện quá trình nuôi một cách phù hợp.