THAY ĐỔI NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI CÙNG ENZYME TIÊU HÓA

Khẩu phần ngũ cốc bao gồm ngô – đậu nành, cám gạo, lúa mì được xem là nguồn năng lượng chính của khẩu phần thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bởi nguồn nguyên liệu dễ kiếm và giúp giảm giá thành thức ăn chăn nuôi, nên việc bổ sung nguyên liệu giàu xơ rất được ưu chuộng.  Thành phần chủ yếu của ngũ cốc là Carbonhydrase thực vật bao gồm tinh bột, Polysaccharide phi tinh bột (Non-Starch Polysaccharide – viết tắt NSP) và Lignin. Trong đó, nhóm NSP có các thành phần: Cellulose, Oligosaccharides, Hemicellulose , Pectins lại được coi là các yếu tố kháng dinh dưỡng hoặc các yếu tố làm hạn chế khả năng tiêu hóa thông qua cơ chế gia tăng độ nhớt tiêu hóa, trói chặt và hạn chế các chất dinh dưỡng và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh đường ruột.

                                                        Tầm quan trọng của enzyme trong chăn nuôi

Đối với động vật có dạ dày đơn như cá, heo, gà thì chúng không thể hấp thụ được bất kỳ chất dinh dưỡng gì từ nguồn chất xơ này vì không có enzyme nội sinh để thủy phân và tiêu hóa. Vì vậy việc bổ sung thêm một loạt các Enzyme là cần thiết giúp hỗ trợ tiêu hóa.

Chức năng của một loại Enzyme trong cơ thể vật nuôi

  • Xylanase : Thủy phân Polysaccharide không phải tinh bột NSP. Xylan là thành phần chính cấu tạo nên hemicellulose của thành tế bào thực vật 
  • Glucanase: Tiêu hóa chất xơ. Thủy phân vách của tế bào cellulose, loại bỏ các độc tố được tích tụ trong thành ruột
  • Mannanase: Thủy phân Polysaccharide không phải tinh bột NSP
  • Invertase: Thủy phân Saccharose thành glucose và fructose. Cải thiện mức năng lượng của động vật 
  • Protease: Cắt đứt các liên kết peptide trong các phân tử polypeptise
  • Cellulase: Thủy phân cellulose và glucose thông qua phân cắt liên kết 1,4-ᵝ glucoside
  • Amylase: Phân giải Carbohydrate phức tạp thành đường đơn 
  • Phytase: Xúc tác cho phản ứng thủy phân acid phytic thành myo-inositol và một số gốc phosphate vô cơ tự do.

ENZYME có thực sự cần thiết cho vật nuôi

Trong chăn nuôi heo, người ta có xu hướng cai sữa sớm cho heo con để tăng lứa đẻ cho heo nái. Nếu trước đây là 2 tháng thì phần lớn các trại hiện nay cho cai sữa sau 28 ngày. Heo con ban đầu chỉ hình thành enzyme lactase và lipase để tiêu hóa sữa và chất béo. Hầu như trong dạ dày chúng còn thiếu nhiều HCl và dịch tụy, enzyme amylase nên không tiêu hóa được tinh bột. Vì vậy việc bổ sung thêm các enzyme ngoại sinh khác từ bên ngoài là vô cùng cần thiết.

Gia cầm không thể tiêu hóa NSP. Một số NSP tan trong nước làm tăng độ nhớt ở đường ruột gây giảm chức năng đường ruột. Khẩu phần nhiều NSP kích thích gà uống nước nhiều và kéo theo hiện tượng phân ướt và dính, ảnh hưởng nhiều đến vấn đề vệ sinh và chất lượng thịt ở gia cầm.

Bổ sung enzyme ngoại sinh vào khẩu phần thức ăn cho vật nuôi ở những trường hợp sau:

– Thay đổi đột ngột về thức ăn, công thức hay nguyên liệu premix

– Khi heo cai sữa, chuyển từ dạng thức ăn lỏng là sữa mẹ sang thức ăn dạng viên sớm, chưa có enzyme hỗ trợ tiêu hóa. Heo mẹ sau sinh mất rất nhiều sức nên khả năng tiêu hóa ít nhiều bị giảm sút.

– Trong thời kỳ đẩy nhanh thời gian xuất chuồng làm các enzyme nội sinh cơ thể tiết ra không kịp tiêu hóa.

– Vật nuôi bị stress gây rối loạn hoạt động tiêu hóa thức ăn.

Vai trò của enzyme tiêu hóa đối với vật nuôi

Mặc dù mọi loại enzyme đều hoạt động tương tự nhau khi được bổ sung trong thức ăn chăn nuôi bằng cách cải thiện hiệu quả tiêu hóa của các nguyên liệu thô, nhưng các nhà dinh dưỡng học có thể tận dụng chúng để thực hiện các phương pháp khác nhau. Mỗi loại enzyme có các đặc tính khác nhau (như về nhu cầu lớp phủ bảo vệ, vị trí hoạt động trong ruột động vật và hiệu quả tổng thể của chúng), các đặc tính này sẽ làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đưa vào khẩu phần của vật nuôi.

  • Việc sử dụng enzyme sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích
  1. Giúp giảm chi phí thức ăn.
  2. Cải thiện được mức tăng trưởng hoặc hiệu quả thức ăn do enzyme giúp giải phóng chất dinh dưỡng, dẫn đến giảm chi phí sản xuất cho mỗi kilogram thịt.
  3. Enzyme cũng có thể giúp quản lý sức khỏe đường ruột. Khẩu phần chứa nhiều chất xơ làm thay đổi độ nhớt của ruột và làm gia tăng quá trình lên men trong ruột, nếu quá trình lên men quá mức sẽ có thể làm cho con vật tử vong. Bên cạnh đó, vi khuẩn gây bệnh cũng có thể phát triển mạnh hơn khi lượng nitơ dư thừa quá nhiều trong khẩu phần.

                                                             Bổ sung enzyme vào khẩu phần ăn của vật nuôi

Trong khi phytase và carbohydrase đã được ứng dụng từ lâu, thì protease là một enzyme mới được bổ sung gần đây cho danh mục enzyme thức ăn chăn nuôi. Điều quan trọng là mỗi loại enzyme cụ thể trong từng nhóm enzyme là duy nhất và cần được xử lý riêng biệt tuỳ thuộc vào tính chất của nó, vì không phải tất cả các enzyme đều giống nhau về cấu trúc và hoạt động.

Hướng dẫn sử dụng enzyme tiêu hóa bổ sung vào thức ăn chăn nuôi hiệu quả

Thành phần: trong 1kg

  • Protease
  • Amylase
  • Cellulase
  • Xylanase
  • Phytase

                                                   Enzyme tổng hợp Biopro Khánh Hòa

Liều dùng

Khi bổ sung vào thức ăn chăn nuôi: trộn đều thức ăn và cho vật nuôi ăn hàng ngày: 3 – 5 gam/kg thức ăn hoặc pha nước uống.

Chú ý: không trộn chung với thuốc kháng sinh, acid hữu cơ. 

Ngày càng có nhiều nghiên cứu được tiến hành giúp cho lợi ích của các enzyme ngày càng được nhận thức rõ ràng hơn. Đối với động vật, các enzyme sẽ giúp tối ưu hóa sức khỏe đường ruột, tạo ra sự tăng trưởng đồng đều và tăng cường sức khỏe tổng thể. Đối với nhà chăn nuôi, enzyme giúp giảm chi phí thức ăn và cải thiện lợi nhuận cho họ. Hi vọng thông tin trên giúp bà con có cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng của enzyme trong ngành nông nghiệp.

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
2
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ENZYME TĂNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI
CREATOR: gd-jpeg v1
LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ENZYME TĂNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI
CREATOR: gd-jpeg v1
LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM