Tảo bao gồm các sinh vật tự dưỡng, gồm một hay nhiều tế bào có cấu tạo đơn giản, có màu khác nhau, luôn luôn có chất diệp lục nhưng chưa có rễ, thân, lá. Đây là những sinh vật mà vách thân chứa cenlulose, quang hợp nhờ ánh sáng và CO2.
Phân loại tảo trong ao nuôi tôm
Bên cạnh các loài tảo có lợi cho nuôi tôm, sự phát triển quá mức các loài tảo độc như: tảo lam, tảo giáp, tảo đỏ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tôm. Trong ao nuôi, tảo phát triển mạnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phần lớn là do quá trình tích lũy chất thải trong ao nuôi, bao gồm thức ăn dư thừa, phân tôm, nền đáy dơ bẩn, bón nhiều phân hóa học, mất cân bằng nitơ và photpho. Thời tiết thay đổi thất thường, nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa đột ngột làm các yếu tố môi trường trong ao thay đổi làm tảo nở hoa hay sụp tảo.
Tôm nuôi từ tháng thứ 2 trở đi, tảo giáp và tảo lam thường có tình trạng phát triển quá mức và chiếm ưu thế. Những loài tảo này có vách tế bào cứng nên nếu tôm ăn, chúng sẽ không tiêu hóa được dẫn đến hiện tượng tôm bị tắc nghẽn đường ruột hoặc phân bị lỏng, đứt đoạn, phân trắng.
Tác hại của tảo ảnh hưởng trực tiếp trên tôm
Tảo lam dạng hạt và sợi đều độc như nhau, nhưng dạng sợi thường độc hơn do vướng mang tôm hoặc tôm ăn phải sẽ không tiêu hóa được.
Nếu tôm ăn phải sẽ làm cho tôm khó tiêu, ảnh hưởng đến đến hệ tiêu hóa, bị bệnh phân đứt khúc, là nguyên nhân làm tôm nổi đầu về đêm do thiếu Oxy. Ngoài ra, tảo giáp còn là nguyên nhân gây nên hiện tượng phát sáng trong ao.
Màu nâu đỏ do tảo giáp phát triển trong ao
Sinh vật chỉ thị môi trường, khi tảo mắt xuất hiện quá mức cho thấy ao bị ô nhiễm hữu cơ, nền đáy ao bẩn.
Sản sinh ra độc tố gây tê liệt, ngộ độc và ngộ độc thần kinh, gây hại hoặc làm tắt nghẽn mang tôm, cá. Tảo đỏ còn làm tôm nổi đầu về đêm và sáng sớm do thiếu Oxy trong nước, gây ra hiện tượng phát sáng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tập tính sống của tôm nuôi.
- Biện pháp kiểm soát tảo độc trong ao tôm
- Vớt xác tảo và thay nước nhằm giảm mật độ tảo
- Quản lý tốt việc cho ăn nhằm kiểm soát lượng thức ăn dư thừa trong ao.
- Xử lý đáy (hút bùn và xiphon) thường xuyên sử dụng kết hợp với men vi sinh xử lí nước và đáy ao BZT nhằm hạn chế sự tích tụ chất hữu cơ ở đáy ao và khí độc.
- Đối với tảo lam, có thể áp dụng biện pháp tăng độ mặn bằng cách cấp thêm nước hoặc bổ sung muối 10kg/1000m3 treo ở đầu cánh quạt
- Thả ghép cá rô phi cùng với tôm trong ao nuôi, do cá rô phi thường sống ở tầng giữa và tầng đáy nên có thể tiêu thụ 30-60% lượng đạm trong tảo, đặc biệt là tảo lam, tảo lục giúp ổn định chất lượng nước.
- Cắt tảo bằng chế phẩm sinh học:
– Chế phẩm Enzyme tổng hợp: Cellulase, Protease, Amylase, phytase giúp tiêu hóa thức ăn thừa và hỗ trợ cắt tảo.
– Chế phẩm men vi sinh tổng hợp xử lý nước và cắt tảo đậm đặc : chủng vi khuẩn có lợi Bacillus sp. có khả năng phân hủy chất hữu cơ dư thừa, tiết enzyme để cắt tảo.
Với liều dùng như sau:
Dùng 150 – 200gr men cắt tảo/1000 m3 nước trong ao. Trộn với 5kg/ mật đường hoặc đường trắng hòa tan vào 50 lít nước, sục khí 8h – 10h/1000 m3. Sau đó tạt đều trong ao lúc 9h – 10h đêm.
Tháng đầu tiên: trước khi thả tôm sử dụng liều gấp đôi sau đó định kỳ sử dụng 5 ngày/ lần.
Tháng thứ 2 trở đi: sử dụng 3 ngày/lần.
- Bổ sung chế phẩm vi sinh kết hợp với việc quản lý tốt chất lượng nước và thức ăn có thể ổn định mật độ tảo trong ao, giúp cho động vật thủy sản phát triển khỏe mạnh.
Công ty TNHH Công Nghệ Sinh Học BIOPRO Khánh Hòa rất vinh hạnh và sẵn sàng đồng hành cùng bà con, liên hệ ngay cho chúng tôi 0911.121.781 để biết thêm chi tiết sản phẩm và kỹ thuật nuôi tôm.