Một trong những nguyên nhân dẫn đến tôm chết hàng loạt là ô nhiễm nguồn nước nuôi tôm. Do đó, xử lý nước để đảm bảo ổn định các yếu tố môi trường là việc cần thiết giúp tôm nuôi sinh trưởng, phát triển tốt. Rất nhiều người nuôi thất bại vì không biết hoặc coi nhẹ tiêu chí này. Nuôi tôm chính là nuôi nước. Chất lượng nước có tốt, tôm nuôi mới mau lớn, ít bị bệnh, có tỷ lệ sống cao. Lượng chất thải hay tồn động dưới đáy ao gồm thức ăn dư thừa, phân tôm và các chất bài tiết khác của tôm, vỏ tôm lột và xác chết của các sinh vật nhỏ khác. Một hàm lượng lớn này theo thời gian sẽ làm cho chất lượng nước bị suy giảm nhanh theo thời gian, giảm oxy hòa tan và gia tăng hàm lượng các sản phẩm độc.
Trong tháng nuôi đầu tiên, do lượng thức ăn đưa xuống ao chưa nhiều và ít chạy quạt nên màu nước thường không bền. Khi tảo tàn, nước ao bị trong và rong dễ phát triển gây bất lợi cho tôm.
Càng về cuối vụ nuôi, chất thải nhiều tạo điều kiện cho tảo và các sinh vật khác trong ao phát triển mạnh. Hiện tượng thiếu ôxy dễ dàng xảy ra, đặc biệt là về đêm và sáng sớm. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, quá trình phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện thiếu ôxy sẽ dẫn đến sự tích lũy khí độc H2S, rất nguy hiểm cho tôm.
Một số giải pháp nhằm giảm chất thải
- Sử dụng cá rô phi
Đây là một trong những cách được người dân ưa chuộng và áp dụng khá phổ biến cho các hộ nuôi thâm canh có trên 2 ao. Trong hệ thống nuôi, sử dụng 1 ao nuôi tôm, dùng chế phâm sinh học để thay thế hóa chất trong xử lí chất hữu cơ và khí độc dưới đáy ao. Một ao nuôi riêng cá rô phi để xử lí nước thải từ ao nuôi tôm chuyển sang, nước sau khi được xử lí được cấp ngược trở lại ao nuôi.
- Sử dụng chế phẩm sinh học
Hiện nay hộ nuôi sử dụng men vi sinh xử lí nước cho thủy sản ngày càng nhiều, ngoài công dụng xử lí chất thải hữu cơ trong ao nuôi, phân hủy nhanh khí độc H2S, NH3, NO2, hạn chế tình trạng rong nhớt và đồng thời còn hỗ trợ tôm tiêu hóa tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Đối với ao nuôi lót bạt, bà con nên sử dụng sản phẩm men vi sinh xử lý nước và đáy ao BP- POND với liều dùng:
+ Cải tạo ao đìa: 200 gram/1000m3 nước/1 lần
+ Tôm nuôi 1-2 tháng: 75gram/1000m3 nước/lần
+ Tôm 3 tháng: 100gram/ 1000m3 nước/ lần
+ Tôm trên 3 tháng: 150gram/1000m3 nước/ lần
Men vi sinh xử lý nước và đáy ao BP- POND
- Kiểm soát sử dụng hóa chất và kháng sinh
Các cơ sở nuôi tôm ở Việt Nam hiện đã có ý thức được việc giảm dần sử dụng hóa chất để xử lí môi trường, cải tạo ao nuôi và hạn chế việc sử dụng kháng sinh trị bệnh. Mặc dù người nuôi đã biết các kỹ thuật để giảm dư lượng kháng sinh trong tôm, nhưng hóa chất vẫn tồn tại trong nước và bùn thải sẽ tạo ra vi khuẩn kháng kháng sinh. Do vậy, việc lựa chọn các hình thức nuôi và công nghệ nuôi giúp người nuôi từ bỏ thói quen sử dụng hóa chất, kháng sinh là rất quan trọng.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho anh chị em và quý bà con có thêm kinh nghiệm trong quá trình nuôi tôm. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ đến 0911.121.781 để được hỗ trợ.