4 mẹo gia tăng chất lượng vỏ trứng khi gà già đi

Khi gà càng già đi, chất lượng vỏ trứng sẽ càng bị suy giảm. Tiến sĩ Ioannis Mavromichalis bật mí một số cách thức giúp chống lại sự tàn phá của thời gian.

 

Sức đề kháng của vỏ trứng sẽ bị suy giảm một cách tự nhiên khi gà già đi, nhưng có nhiều cách để giảm bớt tác động của việc kém hấp thụ do trao đổi chất thông qua can thiệp dinh dưỡng. Gà mái già sẽ đẻ ra trứng lớn hơn, do đó khiến vỏ mỏng và dễ vỡ hơn. Trứng nứt trong số những con gà mái già có thể vượt quá 20 phần trăm và vì thế những quả trứng này là một dấu hiệu tiêu cực cho ngành công nghiệp trứng.

1. Hấp thụ canxi
Lý do chính tại sao những đàn gà già cho ra nhiều trứng nứt hơn có liên quan đến kích thước trứng. Mỗi quả trứng đều có lượng canxi nhất định (2 gram), và canxi là yếu tố chính cung cấp sức mạnh cho vỏ, việc quả trứng to hơn sẽ khiến vỏ trứng mỏng hơn nhiều. Khi gà càng già đi, khả năng tiêu hóa và chuyển hóa canxi bị suy giảm, do đó việc bổ sung quá nhiều canxi trong chế độ ăn uống chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Cuối cùng, tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu canxi dường như là một sự thay thế hữu hiệu nhằm giải quyết vấn đề này. Vì vậy, việc bổ sung một nguồn hoặc dạng canxi dễ tiêu hóa hơn được khuyến nghị cho chế độ ăn trong giai đoạn cuối của quá trình sản xuất trứng. Ngoài ra, việc bổ sung axit hữu cơ và thêm vitamin D đã được chứng minh là cải thiện hơn nữa sự cân bằng canxi và do đó chất lượng vỏ trứng

2. Photpho và phytase

Phốt pho là khoáng chất có ảnh hưởng lớn thứ hai liên quan đến chất lượng vỏ trứng. Ở đây, tác dụng của khoáng chất này có thể đối nghịch với canxi, vì quá nhiều phốt pho trong chế độ ăn uống làm giảm sự hấp thu canxi ở ruột. Do đó, hầu hết các chế độ ăn của gà đẻ trứng có xu hướng sử dụng phốt pho ở mức độ thấp, nhưng điều này có thể gây ra vấn đề của chính nó: Phytase, một hợp chất từ phốt pho, đang là nhu cầu cốt lõi của các khẩu phần chăn nuôi, khiến mức độ phốt pho trong chế độ ăn uống cận biên có thể bị hạn chế nếu hiệu quả của phytase bị suy giảm.

3. Vitamin D và chất chuyển hóa

Vitamin D là một phần của cân bằng nội môi canxi-phốt pho trong cơ thể sinh vật. Do đó, hàm lượng vitamin D trong chế độ ăn uống cao có thể ảnh hưởng tích cực đến chất lượng vỏ trứng. Tuy nhiên, trong tự nhiên vẫn tồn tại vấn đề về tiêu hóa gây ra tắc nghẽn hấp thụ Vitamin D. Do đó, việc sử dụng thêm chất giúp chuyển hóa Vitamin D sẽ là lời giải cho bài toán này. Khi nút cổ chai được giải quyết ở gà đẻ, hiệu suất hấp thu dinh dưỡng sẽ tốt hơn.

4. Nguyên tố vi lượng dạng hữu cơ

Ngoài canxi, một số khoáng chất vi lượng khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng. Chúng bao gồm kẽm, mangan và đồng, tất cả đều đóng vai trò là yếu tố của các enzyme tham gia vào quá trình khoáng hóa trong việc hình thành vỏ trứng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng nồng độ trong chế độ ăn uống của các nguyên tố vi lượng này làm tăng sức đề kháng của vỏ trứng, nhưng chỉ ở gà mái. Tuy nhiên, việc bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng cao như vậy có thể bị hạn chế bởi luật chăn nuôi của nước sở tại, như trường hợp của Liên minh châu Âu. Cuối cùng, sử dụng các dạng hữu cơ của kẽm, mangan và đồng dường như là một cách khác để tăng sự hấp thụ các khoáng chất này, vì các dạng hữu cơ sẽ dễ tiêu hóa hơn các dạng vô cơ. Các khoáng vi lượng dạng hữu cơ là lời giải cho bài toán chất lượng trong chăn nuôi không chỉ ở trứng, mà còn cho cả ngành chăn nuôi nói chung.

Cuối cùng, chúng ta phải thừa nhận rằng chất lượng vỏ trứng thấp hơn là một thực tế liên quan đến tuổi tác và sự giảm thiểu của quá trình trao đổi chất gây ra bởi chính những con gà được chọn lọc giống để phục vụ quy trình thương mại. Dinh dưỡng có thể làm giảm bớt nhưng không thể chữa khỏi hoặc ngăn chặn vấn đề này. Việc giảm tỷ lệ trứng nứt phụ thuộc vào các chiến lược dinh dưỡng được sử dụng và những nguồn dinh dưỡng chính xác được áp dụng. Việc tối cần thiết là đảm bảo sự hấp thu canxi được diễn ra đầy đủ và đúng mức. Tuy nhiên, số lượng trứng nứt tăng đột biến đòi hỏi phải điều tra kỹ lưỡng về toàn bộ khẩu phần dinh dưỡng, và tìm kiếm một giải pháp thay đổi toàn diện.

Trích Nhà Chăn Nuôi

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
2
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ENZYME TĂNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI
CREATOR: gd-jpeg v1
LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
8
ỨNG DỤNG BACILLUS SUBTILIS TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH
CREATOR: gd-jpeg v1
ỨNG DỤNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI
Tác dụng lợi khuẩn Lactobacillus trong chăn nuôi
2
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ENZYME TĂNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI
CREATOR: gd-jpeg v1
LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
8
ỨNG DỤNG BACILLUS SUBTILIS TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH
CREATOR: gd-jpeg v1
ỨNG DỤNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI
Tác dụng lợi khuẩn Lactobacillus trong chăn nuôi
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM