NHẬN BIẾT CÁC LOẠI TẢO TRONG AO NUÔI TÔM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Tảo trong ao nuôi tôm đóng vai trò mắc xích của chuỗi thức ăn trong thủy vực và giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi. Tảo là một trong những nguồn cung cấp oxy chính cho hệ hô hấp của tôm. Đồng thời, tảo còn hấp thụ dinh dưỡng dư thừa trong ao tôm, giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi. Ngoài những loại tảo có lợi cho ao nuôi thủy sản như tảo lục, tảo silic,… thì sự xuất hiện quá mức của những loại tảo độc khác gây ra hiện tượng nở hoa làm ức chế hệ hô hấp và làm suy giảm hệ miễn dịch trên tôm.

Tảo khuê, tảo silic: hai loại tảo này là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho ấu trùng tôm. Sự hiện diện của hai loại tảo này với mật độ cao sẽ làm cho nước có màu vàng nâu. Màu nước này được xem là tốt nhất trong nuôi tôm.

Tảo lục: đây được xem là loại tảo có lợi trong ao nuôi tôm vì chúng không chứa độc tố gây hại cho ao nuôi. Loại tảo này hoàn toàn không gây ra mùi hôi trong ao tôm. Ngược lại chúng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Vibrio trong nước. Thông thường, tảo lục phát triển trong ao nuôi và dễ dàng kiểm soát hơn các loại tảo khác. Mật độ tảo lục cao trong ao tôm làm cho màu nước có màu xanh nhạt hoặc xanh sáng. Trong môi trường này tôm cá phát triển một cách ổn định.

Tảo lam: Tảo lam bao gồm tảo lam sợi và tảo lam tròn. Chúng xuất hiện trong ao nuôi gây ra mùi hôi tanh, làm cho nước trong ao nuôi bị nhớt, có váng nổi trên mặt nước cuối hướng gió. Màu nước trở nên xanh đậm hoặc xanh đen. Tảo lam xuất hiện khi đáy ao chứa quá nhiều chất hữu cơ dư thừa hoặc khi nhiệt độ tăng cao đột ngột. Khi ăn phải loại tảo này, tôm không tiêu hóa được và chúng có thể tiết ra độc tố gây ra bệnh phân trắng trên tôm. Chúng phát triển làm cản trở hô hấp, giảm tăng trưởng và gây ra hiện tượng lệch size trong ao nuôi tôm.

Tảo giáp (hay tảo đỏ): tảo giáp xuất hiện làm cho nước thay đổi sang màu trà hoặc màu nâu đỏ. Trên bề mặt sẽ xuất hiện váng màu nâu đỏ hoặc bọt nước khi quạt nước hay sục khí. Tảo giáp làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp của tôm. Chúng làm tôm cá suy yếu, dễ bị kí sinh trên mang. Tảo giáp phát triển quá mức (tảo giáp nở hoa) có thể gây ra hiện tượng phát sáng trên ao nuôi tôm.

Tảo mắt: Chúng được xem là sinh vật chỉ thị ao nuôi bị nhiễm bẩn hữu cơ. Tảo mắt xuất hiện do sự ô nhiễm nguồn nước, do đáy ao chứa nhiều chất hữu cơ dư thừa. Chúng tăng sinh khối rất nhanh làm tiêu tốn oxy hòa tan trong nước. Tảo mắt phát triển với mật độ cao làm cho nước có màu xanh rau má hoặc màu nâu đen.

Cách khắc phục:

Các loại tảo độc xuất hiện và phát triển nhanh chóng trong ao nuôi tôm, chúng gây ra các ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi, để khắc phục bà con cần phải thực hiện các lưu ý sau:

  • Vớt xác tảo
  • Tiến hành thay nước từ 30-50% (nước được thay vào ao nuôi phải đảm bảo đã qua các bước xử lý)
  • Kiểm soát lượng thức ăn cho ăn hằng ngày
  • Tiến hành sử dụngmen cắt tảocó bổ sung mật rỉ đường ủ từ 6-12h sau đó tạt xuống ao.Men cắt tảocó chứa vi sinh chủng Bacilus giúp phân hủy nhanh các chất hữ cơ dư thừa và bùn đáy ao, đồng thời giảm rong nhớt và tiêu diệt các loại tảo độc trong ao nuôi.Men cắt tảocòn bổ sung thêm các loại enzyme nhằm tăng cường tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng cho tôm nuôi. Thời điểm thích hợp sử dụng men cắt tảo là từ 7 – 8h tối
  • Hút bùn và xiphon đáy định kỳ
  • Bổ sung oxy viên, tăng cường chạy quạt để kịp thời bổ sung oxy cho tôm nuôi

#vi_tảo #tảo_độc #tảo_giáp #nở_hoa #tảo_khuê #tảo_là_gì

Xem thêm:

⇒Men vi sinh cắt tảo độc ⇒Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục màu nước trong ao nuôi thủy sản ⇒Gây màu tảo 

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo