KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN GIỐNG BÁN NHÂN TẠO NĂNG SUẤT CAO

Trong những năm gần đây, mô hình nuôi lươn không bùn đang được rất nhiều bà con đón nhận. Mô hình nuôi này tốn ít chi phí đầu tư, dễ dàng quản lý, chăm sóc mà đem lại lợi nhuận cao, đầu ra ổn định. Giá lươn giống hiện nay trung bình khoảng 6000đ/con (size 305gram/con). Sở dĩ bà con lựa chọn đối tượng lươn nuôi là vì chúng là loại thực phẩm được ưa chuộng, có giá trị dinh dưỡng cao và là bài thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả mô hình, bà con cần nắm vững các quy trình kĩ thuật dưới đây:

1.Chuẩn bị bể nuôi:

– Bể nuôi là bể xi măng có lót bạt hoặc tráng dầu để tránh hiện tượng xây xát khi lươn di chuyển. Bể nên có chiều cao tối thiểu từ 0,8 đến 1m để lươn không thể bò ra ngoài. Nơi trú ẩn của lươn thường được thiết kế bằng tre đóng thành từng tấm vạt hoặc dây nilon cột thành từng búi. Diện tích vạt hoặc búi nilon nên chiếm từ 60-70% diện tích bể nuôi. Đây được xem như tổ của chúng. Toàn bộ hệ thống cần sử dụng mái che để tránh ánh nắng trực tiếp làm nhiệt độ nước trong bể tăng cao, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lươn nuôi.

2.Chọn và thả lươn bột

– Nên chọn mua con giống nhân tạo ở các cơ sở sản xuất có uy tín, con giống có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, có màu vàng đặc trưng của loài, bơi nhanh nhẹn, da không bị trầy xước, mất nhớt. Cỡ lươn bột khoảng 300 – 500 con/kg.

– Thả giống:

  • Tắm lươn bằng nước muối 3-5% từ 3-5 phút trước khi thả để sát trùng, đồng thời loại bỏ những con bị bệnh, yếu, lờ đờ hoặc bị xây xát
  • Tiến hành thả lươn bột vào bể nuôi dưỡng. Ngày đầu tiên không cho ăn để tôm dần ổn định và thích nghi. Từ ngày thứ hai trở đi cho ăn trùn chỉ để tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu với bệnh. Mỗi ngày cho ăn hai cữ buổi sáng(20%) và buổi tối(80%)
  • Mật độ thả nuôi: 200-300con/m2

3. Chăm sóc quản lý

– Điều kiện môi trường lý tưởng:

  • Nhiệt độ nước thích hợp để nuôi lươn là 22– 28°C, khi nhiệt độ xuống dưới 18°C hoặc trên 32°C lươn giảm ăn, dưới 15°C lươn ngừng ăn hẳn, dưới 5°C hoặc trên 36°C lươn sẽ bị chết
  • Hàm lượng oxy lớn hơn 2 mg/l, Hàm lượng NH3 phải nhỏ hơn 2 mg/l
  • Độ pH thích hợp từ 6,5 – 8

– Duy trì mực nước trong bể từ 20-50cm (vừa đủ ngập các giá thể)

– Tiến hành thay 100% nước định kỳ, yêu cầu nhiệt độ nước cũ và nước mới không chênh lệch quá 3°C

– Định kỳ bổ sung men tiêu hóa, vitamin C để tăng sức đề kháng cho lươn

4. Thu hoạch

– Lươn là loài có tập tính ăn nhau, vì vậy nên định kỳ phân cỡ để tránh hiện tượng con lớn ăn con nhỏ.

– Sau thời gian nuôi dưỡng đạt kích cỡ 40-60 con/kg thì tiến hành giai đoạn nuôi thương phẩm.

Xem thêm:

⇒Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong lồng ⇒Hướng dẵn, tăng cường quản lý nuôi ngao ⇒Mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp rong gai ⇒Nghề nuôi nhum sọ và triển vọng phát triển

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo