Giải pháp xử lý rong phát triển dưới đáy ao nuôi tôm

Rong là những loài sinh vật thường phát triển dưới đáy ao nuôi tôm và gây nhiều ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống của tôm như: làm cản trở hoạt động di chuyển bắt mồi của tôm, cạnh tranh oxy trong nước, hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước gây mất cân bằng tảo, gây biến động môi trường nuôi,… Ngoài ra, khi rong phát triển quá nhiều, những cá thể già sẽ chết đi và nổi lên mặt nước, sau một thời gian ngắn sẽ phân hủy gây ô nhiễm ao nuôi và làm chết tôm.

Cách xử lý rong đáy phát triển

Trong nuôi tôm nước lợ, tình trạng các loại rong phát triển dưới đáy ao nuôi tôm, nhất là ao nuôi tôm quảng canh cải tiến như rong nhớt, rong đuôi chồn, rong mền… là rất phổ biến. Trong những ao nuôi tôm ít cải tạo, cải tạo không triệt để hay ao ô nhiễm do chứa nhiều chất hữu cơ cũng thường gặp tình trạng rong đáy phát triển. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do mực nước ao nuôi quá thấp (dưới 0,8 m), tảo tàn làm cho nước ao trong khiến ánh sáng chiếu xuống nền đáy ao tạo điều kiện cho rong đáy phát triển mạnh.

Khi rong đáy xuất hiện trong ao tôm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển bắt mồi của tôm, làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, cạnh tranh dinh dưỡng  làm cho tảo khó phát triển, từ đó làm biến động các yếu tố thủy lý hóa trong môi trường nước ao nuôi tôm. Mặt khác, nếu rong đáy phát triển quá nhiều thì đến một giai đoạn nào đó rong sẽ chết và nổi lên mặt nước, nếu bà con nuôi tôm không xử lý kịp thời thì xác rong sẽ phân hủy sinh ra khí độc, gây ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi trong ao.

Do đó, để tránh tình trạng rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm cần giữ mực nước cao trên 1m bằng cách bổ sung nước đã xử lý trong ao lắng, cải tạo ao nuôi kỹ trước vụ nuôi mới. Sau khi lấy nước, diệt tạp và diệt khuẩn nước ao cần dùng phân vô cơ, phân hữu cơ hoặc hỗn hợp cám gạo – bột cá theo một tỷ lệ nhất định để gây màu nước giúp tảo phát triển sao cho độ trong nằm trong khoảng 30-40cm để giúp các yếu tố môi trường luôn ổn định.

Trong trường hợp ao nuôi tôm đã có rong đáy phát triển thì không nên dùng các loại hóa chất như Sulphat đồng (CuSO4), BKC, Formol… để diệt rong như cách bà con nông dân thường làm. Bởi nếu dùng các loại hóa chất này diệt tảo chỉ có hiệu quả ngay lúc đó nhưng rong vẫn tiếp tục phát triển sau này. Hơn nửa, khi dùng hóa chất thì rong sẽ chết hàng loạt, bị phân hủy trong ao gây thối nước, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi nếu không có biện pháp xử lý tốt.

Để khắc phục được nhược điểm này thì phương pháp xử lý rong đáy hiệu quả nhất là dùng phương pháp cơ học. Đầu tiên dùng lưới viền chì kéo rong đáy ra khỏi ao và vớt rong còn sót nổi trên mặt nước để tránh rong phân hủy trong ao tôm. Ngày hôm sau thì tiến hành cấp nước đã xử lý từ ao lắng vào ao tôm đảm bảo mực nước trên 1m và gây lại màu nước để ngăn ánh sáng chiếu xuống tới đáy ao. Nếu duy trì được màu nước ao tôm thì rong đáy thiếu ánh sáng sẽ ngừng phát triển và từ từ tàn lụi.

Trong quá trình xử lý rong cần chống sốc cho tôm bằng cách bổ sung vitamin C vào thức ăn và sử dụng men vi sinh xử lý đáy BZT Biopro Khánh Hòa để xử lý nền đáy ao tôm hiệu quả.

Chế phẩm men vi sinh xử lý đáy ao BZT Biopro Khánh Hòa là sự phối trộn của các dòng vi khuẩn tự nhiên được phân lập và chọn lọc có tác dụng xử lý khí độc, cải thiện oxi đáy ao, phân hủy chất hữu cơ dư thừa, xác tảo, sạch nhầy nhớt đáy ao… Hotline tư vấn: 0905.376.306/0901.135.126

Trường hợp phải cải tạo ao nuôi tôm cũ đã xuất hiện rong đáy trong vụ nuôi trước nhưng không thể phơi ao do thiếu nắng thì có thể ngăn chặn rong phát triển bằng cách lấy nước vào ao khoảng 5-10 cm rồi đánh BKC liều lượng 1ppm, hoặc Formol liều 5 ppm để diệt rong, sau 3 ngày xả bỏ nước đáy ao và tạt vôi nóng (CaO) khắp ao với liều 200-300kg/ha.

Kết luận

Đó là cách xử lý rong đáy phát triển hiệu quả nhất mà Biopro Khánh Hòa muốn chia sẻ với bà con nuôi tôm, bên cạnh đó bà con có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức khác từ các kỹ sư để có thêm kinh nghiệm. Một lần nữa, chúng tôi xin chúc bà con vụ mùa bội thu!

Tham khảo tài liệu của Sở NN & PTNN tỉnh Tiền Giang 

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo